Đào thải chất độc Chất độc hóa học

Chất độc có thể được đào thải tự nhiên qua đường hô hấp (CO2, H2S, HCN, rượu, thuốc mê); qua đường tiêu hóa, cơ quan chủ yếu đào thải chất độc: từ cơ thể chất độc chuyển qua gan, mật, nhanh chóng đi vào ruộtđào thải qua phân, nước tiểu.[1]

Ngoài ra, mồ hôi, tuyến sữa, nước bọt cũng là nơi đào thải chất độc. Có thể loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, dùng thuốc tẩy, thụt tháo, hô hấp nhân tạo, truyền dịch vào tĩnh mạch, lọc máu, chích máu.[1]

Việc điều trị trúng độc dựa trên những nguyên tắc sau: thải loại chất độc ra khỏi cơ thể (điều trị tích cực), kịp thời sử dụng thuốc giải độc thích hợp và điều trị sinh bệnh học (điều trị tăng cường) và dự báo những hiện tượng xấu tiếp theo.[1]

Chất độc hóa học xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa và ở mức độ thấp hơn qua da và niêm mạc. Để phòng, chống phải tiến hành các biện pháp: phát hiện, tiêu độc, giải độc và sử dụng các phương tiện phòng hóa cá nhân và tập thể (mặt nạ phòng độc, khí tài phòng da, phương tiện đề phòng tập thể...).[1]

Đánh giá mức độ trúng độc của nạn nhânkhám nghiệm tử thi do chất độc gây nên là công việc của cơ quan giám định pháp y.[1]